"Cuộc điều tra khẩn cấp về vấn đề này đã được tiến hành ngay sau khi Ấn Độ nhận được liên lạc từ WHO dựa trên thông tin có sẵn", một trong hai nhân viên giấu tên của Bộ Y tế Ấn Độ đã nói với Reuters.
Ấn Độ đang chờ một báo cáo xác định "mối quan hệ nhân quả dẫn đến tử vong với các sản phẩm y tế được đề cập" và các thông tin chi tiết khác từ WHO.
Ngày 5/10, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông tin, WHO đang điều tra các trường hợp tử vong do tổn thương thận cấp tính với cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ và nhà sản xuất siro ho Maiden Pharmaceuticals có trụ sở tại New Delhi.
Hai nguồn tin cho biết, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã thông báo cho Ấn Độ về những ca tử vong vào cuối tháng trước để điều trị song song với WHO.
Phân tích trong phòng thí nghiệm với siro ho Maiden đã xác nhận lượng diethylene glycol và ethylene glycol "không thể chấp nhận được", có thể gây độc và dẫn đến tổn thương thận cấp tính.
Hiện Maiden Pharmaceuticals, công ty bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1990, vẫn chưa đưa ra bình luận.
Theo nguồn tin của Ấn Độ, Maiden chỉ sản xuất và xuất khẩu siro sang Gambia. Trên trang web của mình, công ty này cung cấp, họ có hai nhà máy sản xuất, ở Kundli và Panipat, đều gần New Delhi và gần đây đã thiết lập một nhà máy khác.
Công suất hằng năm là 2,2 triệu chai siro, 600 triệu viên nang, 18 triệu liều tiêm, 300.000 ống thuốc mỡ và 1,2 tỷ viên nén. Công ty bán sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
WHO cho rằng, các sản phẩm của Maiden - Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup - có thể đã được phân phối ở những nơi khác thông qua các kênh không chính thức.
Cuối giờ chiều 6/10, trả lời câu hỏi củaVietNamNet về việc Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành tại Việt Nam các sản phẩm siro ho của công ty Maiden Pharmaceuticals hay chưa, đại diện Cục Quản lý dược cho biết đến nay Việt Nam chưa cấp số đăng ký nào cho công ty Maiden Pharmaceuticals; chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm thuốc ho trên. Công ty Maiden Pharmaceuticals cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại Cục Quản lý dược.
" alt=""/>Siro ho Ấn Độ liên quan 66 trẻ tử vong, đòn giáng vào ‘nhà thuốc thế giới’Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trưởng Khoa Nội B cho biết, bệnh nhân này đã phải điều trị hồi sức do tình trạng rất nặng, sử dụng các chế phẩm của máu như hồng cầu lắng, huyết tương đông lạnh, tiểu cầu… rất đắt tiền. Bên cạnh đó, thời gian nằm viện kéo dài, chị Phương lại không có Bảo hiểm y tế nên phải tự chi trả toàn bộ, gánh nặng vô cùng lớn.
“Sốt xuất huyết biến chứng nặng phải can thiệp kỹ thuật cao, có trường hợp phải chạy ECMO, chi phí lên đến cả tỷ đồng. Nếu bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ đỡ rất nhiều”, bác sĩ Lan nói. Cùng thời gian trên, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng điều trị cho một ca sốt xuất huyết nguy kịch, không Bảo hiểm y tế và tổng viện phí gần 700 triệu đồng.
Trong khi đó, bác sĩ Võ Thành Luân, Phó khoa Hồi sức - Nhiễm Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, vừa qua, anh cũng tiếp nhận một ca sốt xuất huyết nguy kịch mà tổng chi phí lên đến 260 triệu đồng.
Đó là bệnh nhi 14 tuổi, ngụ tại Bình Dương, được chuyển lên TP.HCM cấp cứu. Trẻ được điều trị hồi sức tích cực suốt 10 ngày với các kỹ thuật như thở máy, lọc máu, thay huyết tương, kháng sinh… Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhi không qua khỏi. Gia đình chi trả một phần viện phí, phần còn lại khoảng 200 triệu bệnh viện đang xoay sở.
“Thẻ Bảo hiểm của trẻ hết hạn, sau đó mua lại và đang chờ cấp. Không may trong thời gian chờ đợi trẻ lại mắc bệnh nặng nên chi phí rất cao”, bác sĩ Luân lý giải và dẫn chứng, mỗi lần thay huyết tương cho trẻ sốt xuất huyết nguy kịch tốn khoảng 20 triệu. "Cứ một quả lọc là 12 triệu, 150ml huyết tương là 500 ngàn đồng. Trung bình mỗi trẻ sốt xuất huyết nặng có chỉ định thay huyết tương khoảng 3 lít".
Thêm vào đó, quá trình điều trị và chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết nguy kịch rất vất vả. Bởi lẽ, trẻ phải thở máy, bù dịch, truyền máu, chế phẩm máu liên tục, bất kể đêm ngày. Riêng việc lấy ven cũng đã khó khăn vì trẻ bị phù, đụng đâu cũng chảy máu.
Với những trường hợp không đủ khả năng thanh toán viện phí, hoàn cảnh khó khăn, các bệnh viện đã nỗ lực mọi cách từ phòng công tác xã hội, kêu gọi mạnh thường quân, truyền thông… để giúp đỡ người bệnh.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, người dân nên chủ động mua Bảo hiểm y tế để được giảm gánh nặng chi phí trong tình huống không may. Ngoài ra, cần chú ý đến thời hạn hiệu lực của thẻ Bảo hiểm y tế, vì đã có trường hợp không được thanh toán bảo hiểm do hết hạn mà không biết.
Hiện nay, sốt xuất huyết đang giảm dần nhưng dự báo sẽ còn kéo dài đến gần Tết Nguyên đán. Do đó, ngoài việc phòng ngừa, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu chuyển nặng, tránh biến chứng nghiêm trọng. Từ đó, giảm nguy cơ tử vong và gánh nặng tiền bạc cho gia đình.
Hôm qua, ngày 6/6, đã có thêm sàn thương mại điện tử Sendo bắt đầu mở đợt xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Sendo đặt mục tiêu sẽ tiêu thụ 100 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang trên sàn trong 5 ngày, từ ngày 6/6 đến hết ngày 10/6.
Trong ngày mở bán vải Bắc Giang 6/6, sàn Sendo đã lần đầu tiên hướng dẫn bà con nông dân địa phương livestream chốt đơn ngay tại vườn vải của Hợp tác xã Phì Điền thuộc xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn. Theo thống kê, trong 12 giờ đầu tiên của đợt hỗ trợ tiêu thụ vải Bắc Giang trên sàn Sendo, đã có 30 tấn vải được bán, trong đó riêng phần livestream của nông dân Bắc Giang bán được 4 tấn vải.
Trước Sendo tròn 1 tuần, chiến dịch tình nguyện “Đồng hành online - bán vải Bắc Giang” do Trung tâm Tình nguyện Quốc gia thuộc Trung ương Đoàn phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, đã được khởi động với sự tham gia của nền tảng bán hàng cộng tác viên Cuccu.vn.
Kể từ ngày 30/5 cho đến ngày 6/6, đại diện startup công nghệ Cuccu.vn cho biết, nền tảng đã có sự tham gia của 534 tình nguyện viên, giúp tiêu thụ được gần 65 tấn vải Bắc Giang và tổng doanh thu đạt được là gần 1,8 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày mai, 8/6, địa phương này sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải năm 2021.
Trong khuôn khổ hội nghị trên, cùng với 3 đơn vị đã và đang tổ chức hỗ trợ nông dân Bắc Giang bán vải qua các sàn Vỏ Sò, Postmart và Sendo, sẽ có cả Tiki-BigC/GO, Shopee và Lazada mở gian hàng vải thiều Bắc Giang trên sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp mình.
Cam kết đồng hành với bà con nông dân Bắc Giang trong suốt cả mùa vải thiều 2021, hai sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đều đặt mục tiêu mỗi đơn vị trong cả vụ sẽ hỗ trợ tiêu thụ khoảng 3% tổng sản lượng, tương ứng khoảng 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang qua sàn.
Tính đến ngày 6/6, tổng sản lượng vải Bắc Giang được tiêu thụ qua Vỏ Sò, Postmart, Sendo và Cuccu.vn đã là 610 tấn. |
Hai sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò của các doanh nghiệp bưu chính cũng đang tích cực triển khai các hoạt động của chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” được Bộ TT&TT khởi xướng từ cuối tháng 5.
Theo số liệu của Vietnam Post, tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang đã được bán qua sàn Postmart tính từ ngày 15/5 lũy kế đến nay đã là 275 tấn, với tổng giá trị sản phẩm vải Bắc Giang giao dịch trên sàn ước đạt 13,58 tỷ đồng.
Còn với Viettel Post, triển khai mở bán vải thiều Bắc Giang trên sàn muộn hơn so với Vietnam Post – từ ngày 28/5. Trong 10 ngày vừa qua, sàn Vỏ Sò của doanh nghiệp này đã hỗ trợ bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ được hơn 240 tấn, với tổng giá trị sản phẩm vải thiều Bắc Giang giao dịch trên Vỏ Sò đạt trên 8,6 tỷ đồng.
Vỏ Sò, Postmart đã hỗ trợ hơn 700 hộ nông dân mở gian hàng trên sàn
Không chỉ nhằm chung tay hỗ trợ bà con tỉnh Bắc Giang tiêu thụ nông sản, vượt qua đại dịch Covid-19, chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” do Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức còn hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn và hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch thương mại điện tử trên môi trường số.
Hiện thực hóa mục tiêu này, từ đầu năm 2021 đến nay, việc hỗ trợ bà con nông dân tại các địa phương như Hải Dương, Sóc Trăng, Sơn La, Lào Cai… và hiện nay là Bắc Giang tiêu thụ sản phẩm nông sản đều gắn liền với công tác đào tạo, hướng dẫn để họ tiếp cận công nghệ số, biết cách tạo gian hàng, livestream và chụp ảnh giới thiệu nông sản cũng như trực tiếp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
![]() |
Tính từ ngày 10/5 đến nay, đã có 739 hộ nông dân Bắc Giang đã tham gia các sàn Vỏ Sò, Postmart để bán hàng. |
Theo thống kê của các doanh nghiệp, tính từ ngày 28/5 đến nay, sàn Vỏ Sò của Viettel Post đã hướng dẫn, hỗ trợ 133 hộ nông dân mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò. Tổng số hộ nông dân được Vietnam Post hướng dẫn, đào tạo đã lên sàn Postmart để bán hàng là hơn 600 hộ, tính từ ngày 10/5 đến nay.
Chia sẻ với ICTnews về khó khăn trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang những ngày qua, đại diện Viettel Post thẳng thắn: mặc dù chúng tôi đã đến tận vườn để hướng dẫn cách thu hái, đóng gói, bảo quản cho bà con để đảm bảo chất lượng vải khi vận chuyển xa; thế nhưng vẫn còn một số hộ nông dân do đã quen với việc chỉ cắt và giao cho thương lái nên chưa thực hiện đóng gói sản phẩm đúng quy cách.
Khâu đóng gói, bảo quản vải Bắc Giang đúng quy định cũng như đảm bảo được thời gian vận chuyển sao cho đạt chất lượng cam kết trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay cũng đang là thách thức với Vietnam Post.
Để tháo gỡ, các đơn vị vận chuyển như Viettel Post, Vietnam Post đều đang tham gia cùng bà con nông dân tổ chức thu hái, đóng gói để đảm bảo chất lượng vải khi tới tay người tiêu dùng vẫn tươi, ngon.
“Để chuyển đổi số cho bà con nông dân không thể trong ngày một ngày hai. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các doanh nghiệp mà cả các cơ quan, tổ chức tại địa phương để đào tạo, hướng dẫn và quan trọng nhất là thay đổi cách tư duy phụ thuộc vào thương lái, doanh nghiệp trung gian của bà con nông dân”, đại diện Viettel Post nhấn mạnh.
Vân Anh
Mặc dù nông sản là mặt hàng dễ hỏng song cả hai sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Postmart của các doanh nghiệp bưu chính đều cho biết sẽ áp dụng chính sách 1 đổi 1 với những đơn vải thiều Bắc Giang bị lỗi, hỏng do vận chuyển.
" alt=""/>Chưa vào chính vụ, Postmart và Vỏ Sò đã tiêu thụ 515 tấn vải thiều Bắc Giang